
Đặc điểm nhận dạng: Voọc xám có bộ lông màu xám tro tới màu nâu đen, trên đầu có mào lông, da bao quanh mắt có màu xanh và trắng. Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi rất dài. Chân tay có màu đen, phần trên cánh tay, chân và đuôi có màu xám bạc.
Đặc điểm sinh thái và tập tính: Voọc xám sống trong các khu rừng trên núi đá các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống thành từng nhóm từ 3- 30 cá thể. Chúng sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Chúng hoạt động vào ban ngày. Cuộc sống leo trèo trên cây. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió. Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạch tranh về thức ăn. Thức ăn là lá và chồi non, thức ăn chủ yếu là quả 24,4%, lá 58,4%, các loại khác 9,7%. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn. Voọc xám sinh sản quanh năm. Voọc cái có chửa vào tháng 3 và tháng 7, mỗi lứa để 1 con, con non mới đẻ màu vàng nhạt; Voọc mẹ mang con trên ngực vào các tháng 4, 6, 10, 12.
Đặc điểm phân bố:
Tình trạng tại Khu bảo tồn loài: Đã phát hiện có sự xuất hiện của loài này tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động. Chưa có số liệu chi tiết về số lượng cá thể, quần thể loài, khu vực cư trú.
Phân hạng: VU A1c,d theo IUCN; Sách đỏ Việt Nam 2015 và loài thuộc Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002, loài ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ.
Vọoc xám (Trachypithecus phayrei) được ghi nhận tại khu bảo tồn Nam Động
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa