Khu bảo tồn Nam Động

Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm
Trang chủ / Tin tức / Tổng kết 05 năm (2014 -2019) thực hiện công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và định hướng đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động huyện Quan Hóa

Tổng kết 05 năm (2014 -2019) thực hiện công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và định hướng đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động huyện Quan Hóa

Ngày 30 tháng 10 năm 2019, tại huyện Quan Hóa, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo tổng kết 05 năm (2014 -2019) thực hiện công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và định hướng đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động huyện Quan Hóa
Tham dự Hội thảo có đồng chí Thiều Văn Lực – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, chủ trì Hội thảo; đại diện lãnh đạo, chuyên viên Vườn Quốc Gia Bến En, 3 khu BTTN: Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN&PTNT (huyện Quan Hóa, Quan Sơn); đại diện Lãnh đạo UBND xã, cán bộ Lâm nghiệp, cán bộ địa chính thuộc 04 xã (Nam Động, huyện Quan Hóa; Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng huyện Quan Sơn) thuộc vùng đệm Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động; đại diện Lãnh đạo, Kiểm lâm địa bàn hạt Kiểm lâm: Quan Hóa, Quan Sơn, BQL thôn(bản) vùng đệm và các hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động.

Hội thảo đã nghe 1 báo cáo tóm tắt tổng kết 05 năm và 10 bài tham luận, các ý kiến tham gia của các nhà chuyên môn, quản lý, chính quyền địa phương và người dân địa phương đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác bảo tồn Đa dạng sinh học và định hướng đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030 Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động huyện Quan Hóa. Kết luận tại Hội thảo đồng chí Thiều Văn Lực, chủ trì hội thảo đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm là:

Thứ nhất, công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng luôn là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên xuốt; bảo vệ an toàn diện tích 646,95 ha rừng đặc dụng hiện có; kiên quyết không để xảy ra cháy rừng, phá đốt rừng làm rẫy trái phép, từng bước kiểm soát tình trạng săn bắn động vật rừng, kịp thời ngăn chặn không để xảy ra khai thác gỗ, lâm sản trái phép.

Thứ hai, Triển khai, nhân rộng có hiệu quả các chương trình, dự án, mô hình phát triển sản xuất đã thực hiện trong giai đoạn 2014-2019. Tập trung trí tuệ tập thể, nghiên cứu đề xuất những chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, mang tính chiến lược, lâu dài, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và các dự án thuộc các nguồn vốn ngân sách tỉnh (sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường).

Thứ ba, Trong giai đoạn tới hoàn thành việc xây dựng và trình duyệt phương án quản lý rừng bền vững, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đầu tư rừng đặc dụng (Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch sinh thái, tăng cường vận động, đấu mối, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm đầu tư, quảng bá tiềm năng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài Nam Động.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ, LĐHĐ; từng bước quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, giúp cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Tác giả: Ngô Thị Minh

Bài viết liên quan

Thư viện ảnh - video

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Bài viết hình ảnh
Tập huấn kỹ thuật PCCCR tại huyện Quan Sơn

Tin mới nhất

Hoạt động - Sự kiện