
Hiện trạng bảo tồn:
Thế giới: Ít lo ngại (LC)
Việt Nam: Sẽ nguy cấp (VU A2ac, B1+2bc)
Loài thuộc Nhóm IIA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, nhiều khi lùn, dạng bụi, thường xanh, ít khi cao đến 10 – 15 m. vỏ cây mỏng, màu vàng xám. Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục mác, dài 1,5 – 5cm, rộng 0,3 – 1,2cm, mép lá nguyên, tròn tù, đôi khi nhọn đầu.
Cây khác gốc. Nón đực đơn độc hay chụm hai, hình trụ dài 1,5 – 5cm, gần không cuống. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá, có Cuống dài 3 – 13mm. Hạt hình cầu, đường kính 7 – 10mm. Đế hạt dài 7 – 12mm.
Sinh thái: Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng lùn ở đỉnh núi và dông, ở độ cao khoảng 500 – 1600 m. Cây mọc rải rác dưới tán rừng Thông pà cò (Pinus kwangtungensis). Trên sườn núi đá vôi, hay một số loại đá khác.
Tình trạng: Số lượng cá thể ít, tái sinh chủ yếu bằng hạt; chưa có thống kê chính thức tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa