Khu bảo tồn Nam Động

Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm
Trang chủ / Động - Thực Vật / Thực vật / TV rừng nguy cấp, quý, hiếm / Thông Pà Cò

Thông Pà Cò

1. Đặc điểm hình thái

Thông pà cò phân bố ở Nam Động là loài cây gỗ nhỡ, đường kính trung bình 25cm, chiều cao trung bình khoảng 15 m, thường xanh, có chồi đông với các vảy chồi nâu. Vỏ màu nâu xám, nứt dọc.

Lá Thông Pà Cò mọc 5 chiếc một ở đầu cành và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong dài 3,3 – 4,5 cm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, có răng cưa. Mùa rụng lá không rõ ràng.

Thông Pà Cò có nón cái mọc đơn độc, hình trứng, màu xanh, khi chín chuyển sang màu xám nâu, đường kính 4-5,5 cm, gồm 22 đến 35 vảy. Vảy hình trứng ngược dài 2,5 cm rộng 1,5 cm. Hạt thông Pà Cò hình bầu dục, dài 1-1,2 cm, rộng 0,5-0,6 cm, mang một cánh mỏng dài khoảng 2 cm.

2. Phân bố

Việt Nam: Cao Bằng, Hòa Bình, Đắc Lắc, Sơn La và Thanh Hóa (Pù Luông và Khu rừng Pha Phanh). Thế giới: Trung Quốc (Quảng Đông).

Tại Pha Phanh: Thông pà cò phân bố tại phổ biến tại đỉnh Pha Phanh và một số đỉnh bên cạnh tại K5, K6 thuộc Tiểu khu 187. Hiếm gặp Thông pà cò tại các tuyến khác cùng Thông đỏ hay Đỉnh tùng.

Tọa độ (VN2000): X 488961, Y 2246179; X 488961, Y 2246179); X 488938, Y 2246183; X 488936, Y 2246185; v.v.


3. Giá trị bảo tồn

Theo Danh lục đỏ Thế giới IUCN: NT- Sắp bị đe dọa. Trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 loài được coi là Sắp nguy cấp (VU A1a,c,d, B1+2b,c,e) do các quần thể nhỏ, bị phân tách, sinh cảnh hẹp và liên tục bị chặt hạ. Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IA.

Bài viết liên quan

Thư viện ảnh - video

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Bài viết hình ảnh
Tập huấn kỹ thuật PCCCR tại huyện Quan Sơn

Tin mới nhất

Hoạt động - Sự kiện