
Cephalotaxus mannii Hook. f. (Đỉnh tùng, Hình 1) là loài cây lá kim thuộc họ Đỉnh tùng (Cephalotaxaceae), có chiều cao khoảng 20-30 m. Loài Đỉnh tùng mọc ở Nam và Đông Nam Á. Trên thế giới loài được xếp vào tình trạng sắp tuyệt chủng (VU A1d), ở Việt Nam loài xếp vào tình trạng sắp tuyệt chủng (VU A2cd B1ab, B2ab, C1). Gỗ đỉnh tùng có chất lượng cao, chịu mối mọt, sử dụng làm đồ gỗ cao cấp. Đỉnh tùng có chứa hoạt chất alcaloit Homoharringtonine có tác dụng chống bệnh ung thư máu. Vì vậy, loài hi
Trong khuôn khổ của đề tài TN3/TN15 “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen di truyền và thành phần hóa học một số loài lá kim ở Tây nguyên, đề xuất giải pháp bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững”, thuộc chương trình Nghiên cứu Tây Nguyên III, loài Đỉnh tùng đã được quan tâm nghiên cứu thành phần hóa học. Kết quả 8 thành phần alkaloidal đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học từ vỏ cây Đỉnh tùng thu hái ở cao nguyên tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, đó là: cephalotaxin (1), isoharringtonine (2), norisoharringtonine (3), desoxyharringtonine (4), nordesoxyharringtonine (5), cephalotaxin, β-N-oxit (6), 3-epi-schellhammericine (7) và một đồng phân của 3-epi-chellhammericine (8) (Hình 2). Trong số đó, norisoharringtonine (3) là hợp chất mới lần đầu tiên được phân lập. Cấu trúc của các thành phần này được xác định bằng các phương pháp quang phổ như FTIR, ESI-MS, HR-ESI-MS và NMR (1D, 2D) và so sánh với các dữ liệu đã công bố.
Tên bài báo: Tran Văn Loc, Nguyen Thi Lieu, Tran Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Luu, Ho Ngoc Anh, Le Thi Thu Ha, Tran Van Chien, Pham Thi Ninh, Dinh Thi Phong, and Tran Van Sung. (2017). The alcaloidal constituents ofCephalotaxus mannii collected in Lam Dong province, Vietnam. Chemistry of Natural Compounds, 53(6): 1122-1126. DOI 10.1007/s10600-017-2214-x.
Nguyễn Văn Dũng
Nguồn tin bài: PGS.TS. Đinh Thị Phòng
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa