
Đặc điểm nhận dạng:
Rắn lành, cỡ lớn dài khoảng 2m. Đầu thuôn dài phân biệt rõ với cổ. Khi tức giận cổ phình to theo chiều trước sau chứ không bạnh sang hai bên như Rắn hổ mang. Lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến mút đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân. Bụng màu vàng, bờ sau các tấm vảy bụng và những tấm vảy dưới đuôi có viền đen. Đầu màu xám nâu. Những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền đen. Cá thể đực lớn hơn cá thể cái đôi chút.
Sinh học, sinh thái:
Là loài rắn lành sống trên cạn, song bò, leo cây và bơi giỏi. Chúng thường sống ở đồng bằng và trung du, thường gặp trong các bụi cây, hang của chúng là hang chuột bỏ không trong các gò đống hoặc dưới bụi tre. Bắt mồi cả về ban ngày và kiếm ăn ban đêm, ăn ếch nhái, cóc, thằn lằn, rắn, song chủ yếu là chuột. Đẻ khoảng 9 – 14 trứng, trung bình 5 – 7 trứng/lứa vào khoảng từ tháng 5 – 7. Trứng được đẻ vào đám lá rụng trong bụi cây và được rắn mẹ bảo vệ. ở miền Bắc Việt Nam, chúng trú đông từ tháng 11 đến đầu tháng 3 trong các hang chuột bỏ không. Có tập tính tự vệ rất dữ dội khi bị tấn công.
Phân bố:
Giá trị:
Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Là đối tượng nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Tuy nhiên loài rắn này cũng có giá trị kinh tế nếu nhân nuôi. Một loài rắn có tập tính đặc biệt nên rất hấp dẫn. Đó là khả năng bạnh cổ và phát ra tiếng kêu, nó có thể bật nhảy lên cao và ra xa về phía trước để tấn công (đặc biệt ở con non) và mổ từ dưới lên trên từ tầm xa và là loài thường được trưng bày trong các Vườn động vật.
Tình trạng:
Có sự suy giảm quần thể ít nhất 50%, cộng với sự suy giảm nơi cư trú và chất lượng sinh cư trong quá khứ và hiện tại do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường xá, sắn bắt triệt để, buôn bán trái phép.
Phân hạng: EN A1 c,d (nguy cấp).
Biện pháp bảo vệ:
Được xếp vào danh lục Cites, phụ lục II và thuộc nhóm IIB, Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Cần thực hiện triệt để việc cấm săn bắt, buôn bán và giết mổ. Cần thành lập các trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những làng có nghề bắt rắn truyền thống.
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa