
Trong quá trình điều tra và nghiên cứu về đa dạng sinh học và cổ thực vật ở khu vực cao nguyên Tây Tạng (TP), Trung Quốc, một nhóm các nhà khoa học từ Vườn Thực vật nhiệt đới Xishuangbana, Viện Thực vật Côn Minh, Viện Cổ sinh động vật có xương sống và nhân chủng học (Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc), Viện Nghiên cứu khoa học cổ sinh Birbal Sahni (Ấn Độ), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), đã phát hiện và mô tả một loài thực vật mới thuộc chi Ailanthus (
Mẫu hóa thạch thực vật thu thập được mang quả có cánh, là taxon thuộc chi Ailanthus (họ Simaroubaceae). Đây là loài có cánh lớn nhất so với các loài khác trong chi Ailanthus đã được tìm thấy, do đó loài mới được đặt tên là Ailanthus maximus J. Liu, T. Su et Z.-K. Zhou (Hình 1 & 2). Bên cạnh đặc điểm quả có cánh lớn (60 x 13.4 mm), loài mới còn phân biệt với các loài khác trong chi Ailanthus bởi đặc điểm hình thái như: gân chính ở mặt bụng cánh nằm gần mép của cánh và vết sẹo của vòi nhụy đính với phần giữa của hạt.
Những phát hiện hóa thạch của loài mới này đã khẳng định vùng phân bố rộng khắp của chi Ailanthus và củng cố nhận định rằng vùng cao nguyên Tây Tạng là trung tâm trung chuyển quá trình nhập cư của các taxa từ Nam Bán cầu lên phía Bắc Bán cầu.
A. maximus có đặc điểm hình thái tương tự với loài A. triphysa – loài này có phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới phía Nam châu Á, ở độ cao dưới 600 m, chỉ ra rằng vùng đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới chiếm ưu thế ở cao nguyên Tây Tạng trong suốt giai đoạn Thế Cổ tân (Paleocene) đến Thế Tiệm tân muộn (Late Oligocene). Những vùng đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới này cùng với vùng Bangong-Nujiang Suture Zone (BNSZ) và Yarlung-Zangpo Suture Zone (YZSZ) chiếm ưu thế ít nhất ở một vài khu vực trung tâm của cao nguyên Tây Tạng trong suốt giai đoạn Thế Cổ tân (Paleocene), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi giữa các sinh vật qua cao nguyên Tây Tạng ở giai đoạn này.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành: Palaeogeography, Palaeoclimatology, Palaeoecology, 524: 33-40, 2019.
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0031018219300574?via%3Dihub
Hình 1. Mẫu hóa thạch của loài AilanthusmaximusJ. Liu, T. Su et Z.-K. Zhou từ cao nguyên Tây Tạng. 1 & 2 thu ở Bangoin,Jianglang (latest Paleocene-Early Eocene, KUNPC-XZJL5-0816); 3 thu ở Nima (Late Oligocene, KUNPC-XZNM1-0006); 4 thu ở Dayu, Shuanghu (Late Oligocene, KUNPC-XZDY2-0132). S-Vết sẹo của vòi nhụy; V-gân chính ở mặt bụng cánh; Tỷ lệ=2 cm. (Liu et al. 2019)
Hình 2.6 loài Ailanthus hiện đã được ghi nhận và đặc điểm hình dạng, kích thước của cánh.1, A. excels; 2, A. altissima; 3, A. triphysa; 4,A.vietnamensis; 5, A. fordii; 6, A. integrifolia. S-Vết sẹo của vòi nhụy; V-gân chính ở mặt bụng cánh; Tỷ lệ=2 cm. (Liu et al. 2019)
Nguồn tin: TS. Đỗ Văn Trường
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, VAST
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa