
Dựa trên các bằng chứng về mô tả hình thái và sinh học phân tử, các nhà khoa học trong và ngoài nước vừa phát hiện một loài rắn má mới cho khoa học Việt Nam tại tỉnh Lai Châu
Theo thạc sĩ Ngô Ngọc Hải, Phòng Bảo tồn Thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam) và Vườn thú Cologne (Đức) vừa phát hiện và mô tả một loài rắn má mới cho khoa học.
Loài rắn má mới được các nhà khoa học phát hiện tại Việt Nam
Đây là loài rắn thuộc giống rắn Parafimbrios tại tỉnh Lai Châu.
Loài mới được định danh khoa học là Parafimbrios vietnamensis, phân bố ở độ cao trên 1.300 m với sinh cảnh là rừng núi đá vôi xen kẽ là các đồi nương.
Đặc điểm hình thái của loài rắn này là đầu không phân biệt với cổ, mặt lưng bao phủ bởi các vảy cong dài và lớn; mắt nhỏ có đồng tử hình elip dọc; vảy mõm 2 bên cong và nhô lên phân tách bởi cách vảy gian mũi; vảy môi trên 8; vảy môi dưới 7; vảy thái dương 4+4-5; vảy thân 35-33-29; vảy đuôi 164; vảy dưới đuôi đơn 49; chiều dài cơ thể tối thiểu 266 mm với con đực (dài đuôi 44 mm).
Nguồn: Thu Hằng (https://thanhnien.vn/thoi-su/phat-hien-loai-ran-ma-moi-tai-viet-nam-1212605.html)
Tác giả: Trịnh Quang Tuấn
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa