Khu bảo tồn Nam Động

Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm
Trang chủ / Tin tức / Phát hiện loài ngài (bướm đêm) mới cho khoa học từ Miền nam Việt Nam

Phát hiện loài ngài (bướm đêm) mới cho khoa học từ Miền nam Việt Nam

Phát hiện loài ngài (bướm đêm) mới cho khoa học từ Miền nam Việt Nam

Loài ngài mới có tên khoa học là Catocala miyagawai Ishizuka, Goshima & Lien, sp. nov., thuộc họ Erebidae, Bộ cánh vảy (Lepidoptera). Erebidae là một họ ngài trong liên họ Noctuoidea với hơn 70.000 loài đã được biết (Liên họ lớn nhất trong số các liên họ thuộc Bộ Cánh vảy – Lepidoptera). Họ Erebidae có nhiều nhóm ngài có kích thước lớn được biết đến, như Catocala, Herminiinae, Arctiinae, Lymantriinae; bao gồm cả các loài ngài Bắc cực, như Gynaephora groenlandica; đến các loài ngài có kích thước nhỏ, như Micronoctuini, Hypeninae, v.v. Kích thước các loài trong họ rất đa dạng, từ loài có kích lớn sải cánh lớn trên 13cm, đến những loài có kích thước sải cảnh nhỏ dưới 0,6cm.

Tên của loài ngài mới được đặt theo tên của ông Takashi Miyagawa, người đã thu thập mẫu vật loài mới. Mẫu vật của loài mới được thu thập tại rừng tự nhiên ở độ cao 1650 mét khu vực Hòn Giao, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, vào tháng 5 năm 2017.

Hình thái loài mới Catocala miyagawai Ishizuka, Goshima & Lien, sp. nov. được thể hiện ở Hình 1, 2. Loài mới này gần giống với loài C. tokui Sugi, 1976 (Hình 3, 4, 5, 6). Đặc điểm phân biệt sự khác nhau của 2 loài còn được thể hiện ở sự khác biệt rõ về gai giao cấu cá thể đực (Hình 8-9).

Hình 1-6. Catocala spp. 1. C. miyagawai sp. nov., holotype, ♂. 2. Mặt dưới. 3. Loài C. tokui Sugi, 1976, ♂,Japan, Mie-ken, Miyama-cho. 4. Mặt dưới. 5. Loài C. tokui Sugi, 1976, ♂, Japan, Nagasaki-ken, Tsushima-shi. 6. Mặt dưới.

Hình 7-8. Gai giao cấu cá thể đực Catocala spp. (b, c: dương vật, mặt bên; b: bên trái; c: bên phải); d: juxta/anellus. 7. Loài C. miyagawai sp. nov., holotype. 8. Loài C. tokui, Japan, Mie-ken, Miyama-cho.

Hình 9. Gai giao cấu cá thể đực loài Catocala tokui, Japan, Nagasaki-ken, Tsushima-shi (b, c: dương vật, mặt bên; b: bên trái; c: bên phải; d: juxta/anellus).

Họ Erebidae chưa có nhiều nghiên cứu, vì vậy, việc phát hiện thêm loài mới có ý nghĩa bổ sung dữ liệu đa dạng thành phần loài họ ngài Erebidae nói riêng, côn trùng nói chung ở Việt Nam và thế giới.

Nguồn Tin: Vũ Văn Liên
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Bài báo được đăng trên Tạp chí Tinea 24(2): 82-85, Tháng 3 năm 2018.

Tác giả: Nguyễn Văn Dũng

Bài viết liên quan

Thư viện ảnh - video

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Bài viết hình ảnh
Tập huấn kỹ thuật PCCCR tại huyện Quan Sơn

Tin mới nhất

Hoạt động - Sự kiện