
1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ đơn trục, thường xanh, cây trưởng thành cao khoảng từ 10 – 15 m. Thân tròn, vỏ trơn nhẵn, khi già bong mảng vỏ mỏng phía ngoài, nhìn tổng thể có màu đỏ (giống vỏ cây Ổi – Myrtaceae). Cành mảnh, mọc đối và xòe ngang. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành 2 dãy, hình dải, dài 2 – 4cm, rộng 0,2 – 0,4cm, thẳng hay hơi cong ở gần đầu, ở mặt dưới có 2 dải lỗ khi màu trăng trắng. Nón đực hình đầu mang từ 8-10 đính trên cuống, có vảy, mọc ở nách lá; mỗi hoa (nón) có lá hoa ở gốc mang 7-10 nhị, mỗi nhị có 3 túi phấn.
Nón cái đơn độc hay mọc chùm 3 – 5 cái ở nách lá, mỗi nón gồm 9 – 10 vảy, ở mặt bụng mỗi vảy có 2 noãn. Hạt hình trứng, dài khoảng 2,7cm, đường kính khoảng 1,8cm, vỏ hạt vàng hoặc xanh, khi chín mọng nước mầu tím đỏ.
2. Phân bố
Thế giới: Phân bố từ Đông Bắc Ấn độ, Lào, Bắc Myanma, Bắc Thái Lan tới Nam Trung Quốc (đảo Hải Nam).
Việt Nam: Đã được biết có ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thanh Hóa (rừng Pha Phanh, Khu BTTN Pù Luông).
Tại Pha Phanh: Đỉnh tùng phân bố phổ biến tại tuyến 01 (gần lán nghỉ), tọa độ 48Q 0488852, 2245181, cao 968m alt.; Một số trên tuyến 3 (tuyến lên Thông pà cò), tọa độ 48Q 0488872, 2246072, cao 999m alt.; Phổ biến với những cá thể đường kính gần 50-90cm ở tuyến 04 (tuyến đi ngay sau Lán), tọa độ 48Q 0488619, 2246706, độ cao 1026m alt. Bắt gặp tại các khoảnh K5, K6 thuộc Tiểu khu 187.
3. Giá trị bảo tồn
Danh lục đỏ Thế giới IUCN: EN – Nguy cấp. Sách Đỏ Việt Nam 2007: VU A1,c,d, B1+2b,c. Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IIA.
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa