Khu bảo tồn Nam Động

Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm
Trang chủ / Động - Thực Vật / Thực vật / TV rừng nguy cấp, quý, hiếm / Dẻ tùng sọc hẹp

Dẻ tùng sọc hẹp

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ nhỡ, có thể cao đến trên 20 m, đường kính thân 40 -50cm, thường xanh. Lá mọc đối chéo chữ thập, nhưng do gốc vặn nên xếp thành 2 dãy, hình dải mác, dài 3 – 11cm, rộng 6 – 9mm, ở mặt dưới có 2 dải lỗ khí màu phấn trắng ở hai bên gân giữa, thường hẹp hơn dải màu lục ở mép lá. Hoa khác gốc, nón đực tập trung thành bông đơn độc hay chụm hai 3 bông ở nách lá gần đầu cành, dài 5 – 6,5cm, nhị có 2 – 5 (phần lớn 3) bao phấn. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá của cành mới, trên đầu một cuống ngắn hơi mập, ở gốc có vài đôi lá bắc mọc đối chéo chữ thập. Hạt mọc rủ xuống, hình trứng dài, dài 2 – 2,5cm, đường kính khoảng 1,3cm, có 4 vảy tồn tại ở gốc, khi chín áo hạt màu da cam rồi đỏ thẫm.

2. Phân bố

Thế giới: Trung Quốc. Ở Việt Nam: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Hoà Bình. Tại Thanh Hóa đã ghi nhận ở Khu BTTN Xuân Liên, Khu rừng Pha Phanh.

Tại khu rừng Pha Phanh có thể dễ dàng bắt gặp Dẻ tùng sọc hẹp trên các tuyến điều tra, đã ghi nhận một số cá thể Dẻ tùng sọc hẹp với cấp đường kính phổ biến từ 20-30cm, có cây đường kính D1.3 trên 60 m (gần Lán nghỉ của Lương Y Hồng, chiều cao vút ngọn trên 30 m (X 0488499, Y2245449; độ cao 1017m alt.; X 488922, Y 2245762). Tuyến lên đỉnh Pha Phanh, Tuyến 4 (lên quần thể Thông đỏ).


3. Giá trị bảo tồn

Danh lục đỏ Thế giới IUCN 2010: VU- Sẽ nguy cấp.

Bài viết liên quan

Thư viện ảnh - video

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Bài viết hình ảnh
Tập huấn kỹ thuật PCCCR tại huyện Quan Sơn

Tin mới nhất

Hoạt động - Sự kiện