
Ngành Hạt trần với những loài cây có nguồn gốc cổ xưa nhất, khoảng trên 300 triệu năm. Cây hạt trần bản địa của nước ta ước tính khoảng 30 loài, mặc dù chỉ dưới 5% số loài cây hạt trần đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam nhưng cây Hạt trần Việt Nam lại chiếm đến 27% số các chi và 5 trong số 8 họ đã biết. Tất cả các loài cây Hạt trần ở Việt Nam đều có ý nghĩa lớn.
Từ những lý do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thành lập Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động với diện tích 646,95 ha với nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh, chưa đựng giá trị đa dạng sinh học phong phú, đa dạng, đặc biệt là các quần thể rừng lá kim nguyên thuỷ với sự hiện diện của 6 loài hạt trần cổ: Thông pà cò, Đỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Thông tre lá dài, Dẻ tùng sọc rộng, Thông đỏ đá vôi; các loài này đều có tên trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Thế giới IUCN (2012).
Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis Chen) ở Khu bảo tồn loài
Hiện nay do mới được thành lập nên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoạt động đầu tư còn rất nhiều khó khăn, do vậy bên cạnh việc Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa (đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp giao quản lý khu bảo tồn) thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên rừng hiện có thì việc chung tay bảo vệ, gìn giữ của cộng đồng, sự hỗ trợ quý báu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, sự quan tâm của các cấp chính quyền là cực kỳ cần thiết nhằm bảo tồn di sản, báu vật thiên nhiên của quốc gia với một số loài thực vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, bảo vệ các hệ sinh thái độc đáo, đặc thù, tạo cơ hội để phát triển du lịch sinh thái trong tương lai của huyện Quan Hóa nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Đơn vị quản lý:
Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa
© 2015 - 2022 Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa