Khu bảo tồn Nam Động

Khu bảo tồn các loại hạt trần quý, hiếm
Trang chủ / Động - Thực Vật / Thực vật / TV rừng nguy cấp, quý, hiếm / Bảy lá một hoa

Bảy lá một hoa

Đặc điểm nhận dạng: Thân cỏ nhiều năm, cao 30 – 60 (120) cm, thân rễ phình to, đường kính 1,5 cm; thân trên mặt đất đơn độc. Lá 6 – 9 chiếc xếp thành 1 vòng trên thân; phiến lá hình mũi giáo, thuôn, cỡ 7 – 15(22) x 1,5 – 3 cm, 3 gân chính. Hoa mọc đơn độc ở đỉnh thân, đều, lưỡng tính. Đài 4(5) – 6(7), dạng lá, màu xanh, hình mũi giáo. Cánh hoa 4(5) – 6(7), dạng dải, màu vàng, ngắn hơn đài. Nhị (6) 10 – 12 (16), chỉ nhị dẹp, bao phấn thuôn, trung đới kéo dài thành hình kim, dài 1 mm. Bầu thưọng, 3 ô, mỗi ô 2 – 3 noãn. Quả mọng, màu đỏ tươi, hình trứng dài 0,8 – 1 cm, một số nứt ra trước khi quả chín, hạt 2 hoặc ít hơn.

Sinh học, sinh thái: Mùa ra hoa tháng 4 – 7, mùa quả tháng 8 – 11. Mọc nơi ẩm,nhiều mùn, râm mát, trong rừng mưa mùa, rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa, khe đá, hốc cây, ven suối.

Phân bố: Thế giới có ở Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan.

  • Ở Việt Nam được ghi nhận ngoài tự nhiên ở Sa Pa (Lào Cai), Sơn La (Mộc Châu) và Thanh Hóa.
  • Ở Khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động đã ghi nhận có sự hiện diện của Bảy lá một hoa nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể về hiện trạng và phân bố.

Tình trạng: Số lượng cá thể bị suy giảm mạnh do khai thác và phá rừng làm mất môi trường sống.

Phân hạng: EN A1c,d theo IUCN; Sách đỏ Việt Nam 2015.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2015 – phần thực vật

Bài viết liên quan

Thư viện ảnh - video

Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động
Bài viết hình ảnh
Tập huấn kỹ thuật PCCCR tại huyện Quan Sơn

Tin mới nhất

Hoạt động - Sự kiện